Hội thảo “Nhân học số ở Việt Nam: Xu hướng, Tiềm năng và Triển vọng”

0 Comments

Ban tổ chức chụp ảnh kỷ niệm cùng đại biểu, khách mời tham dự Hội thảo

Ngày 14/12/2018, Khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV phối hợp với Đại học RMIT (Úc) tổ chức hội thảo quốc tế “Nhân học số ở Việt Nam: Xu hướng, Tiềm năng và Triển vọng”. Hội thảo quy tụ sự tham gia của các nhà nghiên cứu, học giả nhân học Việt Nam và Úc.

Chúng ta đã tiến tới một thời điểm cấp bách của ngành Nhân học, được đánh dấu bằng sự hội nhập kỹ thuật số trong thế kỷ 21 này. Len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, tổ hợp của điện toán di động và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) đã tạo ra giao diện đa lớp giữa cá nhân và thế giới. Chúng ta không thể tiếp tục duy trì các góc nhìn nhân học được đưa ra từ thời kỳ trước. Và Nhân học số đã hướng đến các khả năng đa dạng khi chúng ta áp dụng các công cụ và phương pháp luận kĩ thuật số nhằm tạo ra các dự án cộng đồng có tính toàn diện, tính tham gia và tăng quyền hơn. Một ngành Nhân học phù hợp với thời đại của chúng ta nên có tính hợp tác, năng động, tiếp cận từ dưới lên và mang tính tăng quyền; các “chủ thể” phải chuyển hoá thành những người tham gia hoặc hơn thế.

Đại biểu tham dự hội thảo Nhân học số
Đại biểu tham dự hội thảo Nhân học số

Trong bối cảnh trên, Hội thảo “Nhân học số ở Việt Nam: Xu hướng, Tiềm năng và Triển vọng” được tổ chức nhằm đánh giá khả năng đáp ứng sự phát triển số của Nhân học Việt Nam. Cụ thể, hội thảo tập trung làm rõ các vấn đề:

  • Tình hình thực hành Nhân học ở Việt Nam trước sự xuất hiện của các khả năng số mới
  • Các vấn đề cốt lõi trong thực hành nhân học có tính tham gia ở Việt Nam trong sự chuyển hướng sang nhân học kỹ thuật số
  • Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong phát triển nhân học số có tính cộng tác ở Việt Nam
  • Các hướng tiếp cận liên ngành mới và các chủ đề sáng tạo nhằm thúc đẩy Nhân học số đa sắc thái ở Việt Nam
  • Các công cụ và phương pháp số hiện hành để tạo thay đổi trong ngành Nhân học trong bối cảnh toàn cầu hóa

Thay mặt Trường ĐHKHXH&NV, GS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu khai mạc hội thảo.

GS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu khai mạc hội thảo
GS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu khai mạc hội thảo

Ở góc độ hợp tác quốc tế, Hiệu trưởng đánh giá cao ý nghĩa hội thảo và cho rằng, sự kiện này là một chỉ dấu của chiến lược quốc tế hóa mà Nhà trường đang triển khai. Tại hội thảo có sự tham gia của nhiều học giả, nhà nghiên cứu quốc tế từ Đại học RMIT nói riêng và nước Úc nói chung. Điều này tạo nên không khí hội nhập cho hội thảo.

Ở góc độ khoa học, Khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV nói riêng và nhân học Việt Nam nói chung đã tạo bước ngoặt lịch sử khi tiếp cận một vấn đề mới như nhân học số. Với khởi đầu là dân tộc học rồi tới nhân học thông thường, để bắt nhịp với thời đại số, nhân học Việt Nam đã chuyển mình theo xu hướng đó.

Ở góc độ công nghệ, kỹ thuật số đem lại cả các cơ hội và thách thức cho các nhà nghiên cứu nhân học. Công nghệ số góp phần mở rộng không gian nghiên cứu, với nhiều nguồn tài liệu phong phú. Mặt khác, nó tạo ra khó khăn trong bảo quản những thông tin có tính mật và riêng tư; làm nảy sinh những vướng mắc về đạo đức nghiên cứu. Do đó, các nhà nghiên cứu nhân học tại Việt Nam cần dự báo và ứng xử phù hợp với những điểm mạnh, điểm yếu của công nghệ số.

Các Nhà khoa học tham gia báo cáo trong Hội thảo
Các Nhà khoa học tham gia báo cáo trong Hội thảo

Sau phần khai mạc, hội thảo được chia làm 3 phiên với 11 báo cáo:

Phiên 1: “Các nghiên cứu lý thuyết” với các tham luận: “Nhân học số ở Việt Nam, từ lý thuyết đến thực hành”, “Một chế độ nhận biết khác biệt cho Nhân học số đa sắc thái ở Việt Nam – Nắm bắt thế giới thông qua tăng quyền cá nhân”, “Đột phá trong KHXH&NV ở Việt Nam bằng Nhân học số”, “Hướng tới một chỉ số về bao trùm kỹ thuật số”, “Ứng dụng nhân học số trong nghiên cứu thiên tai vùng tộc người thiểu số”.

PGS.TS Nguyễn Trường Giang trình bày báo cáo
PGS.TS Nguyễn Trường Giang trình bày báo cáo
Ths. Thạch Mai Hoàng trình bày báo cáo qua Sky
Ths. Thạch Mai Hoàng trình bày báo cáo qua Sky
TS. Stan BH Tan-Tangbau (Đại học RMIT) trình bày báo cáo
TS. Stan BH Tan-Tangbau (Đại học RMIT) trình bày báo cáo
PGS.TS Jerry Watkin & Nguyễn Phương Liên trình bày báo cáo
PGS.TS Jerry Watkin & Nguyễn Phương Liên trình bày báo cáo
TS. Nguyễn Công Thảo trình bày báo cáo
TS. Nguyễn Công Thảo trình bày báo cáo

Phiên 2: “Xu hướng” với các tham luận: “Xa điện thoại không ở được đâu: Trải nghiệm của thanh niên dân tộc thiểu số về cộng đồng online”, “Tri thức, truyền thông mạng và sự lan tỏa các trào lưu xã hội ở Việt Nam”, “Sự tăng quyền thông qua kỹ thuật số cho các nhóm yếu thế về mặt xã hội và văn hóa trong du lịch vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam”.

NCV Đỗ Quỳnh Anh trình bày báo cáo “Xa điện thoại không ở được đâu”: Trải nghiệm của thanh niên dân tộc thiểu số về cộng đồng online
NCV Đỗ Quỳnh Anh trình bày báo cáo “Xa điện thoại không ở được đâu”: Trải nghiệm của thanh niên dân tộc thiểu số về cộng đồng online
PGS.TS Nguyễn Văn Chính trình bày báo cáo
PGS.TS Nguyễn Văn Chính trình bày báo cáo “Tri thức, truyền thông mạng và sự lan tỏa các trào lưu xã hội ở Việt Nam”
Ths. Trần Thùy Dương trình bày nghiên cứu
Ths. Trần Thùy Dương trình bày nghiên cứu “Sự tăng quyền thông qua kĩ thuật số cho các nhóm yếu thế về mặt xã hội và văn hoá trong du lịch vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam”

Phiên 3:  “Đánh giá ưu và nhược điểm của một số phương thức số hóa trong bảo tàng”, “Nhân học số và ảnh hưởng của nó trong lĩnh vực bảo tàng học: Trường hợp Bảo tàng Dân tộc học ở Việt Nam”.

TS. Nguyễn Vũ Hoàng trình bày báo cáo
TS. Nguyễn Vũ Hoàng trình bày báo cáo “Đánh giá ưu và nhược điểm của một số phương thức số hóa trong bảo tàng”
PGS.TS Phạm Văn Dương trình bày về
PGS.TS Phạm Văn Dương trình bày về “Nhân học số và ảnh hưởng của nó trong lĩnh vực bảo tàng học: Trường hợp Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam “
Ban tổ chức chụp ảnh kỷ niệm cùng đại biểu, khách mời tham dự Hội thảo
Ban tổ chức chụp ảnh kỷ niệm cùng đại biểu, khách mời tham dự Hội thảo
Thẻ:,