TS. Phan Thị Ngọc

0 Comments

HỌ VÀ TÊN: PHAN THỊ NGỌC

  1. Thông tin chung

Điện thoại: 0977362577

  • Đơn vị công tác: Khoa Nhân học
  • Học hàm:            Năm phong:
  • Học vị: Tiến sĩ                                    Năm nhận: 2020
  • Quá trình đào tạo:

       2008: tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

         2014: nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

         2020: nhận bằng Tiến sĩ ngành Nhân học, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

  • Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh B2
  • Hướng nghiên cứu chính: Sinh kế, đất đai và các hình thức chính trị trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam.
  1. Công trình khoa học:

Chương sách

  1. Tác động của chính sách thu hồi đất nông nghiệp đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, lao động, việc làm, văn hóa và các quan hệ xã hội (qua trường hợp thôn Gia Trung, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc). In trong Những vấn đề kinh tế – xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2010, tr.481-492. ISBN: 978-606-62-0421-1.
  2. Một phác họa về biến đổi sinh kế ở làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội. In trong Toàn cầu hóa và biến đổi đô thị ở Việt Nam đương đại, Phạm Quang Minh, Nguyễn Văn Sửu, Ien Ang, Gay Hawkins (chủ biên), năm 2015, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr.103-113. ISBN: 978-604-943-391-7.
  3. Sự suy giảm sản xuất nông nghiệp ở một làng ven đô Hà Nội dưới tác động của công nghiệp hóa – đô thị hóa. In trong Việt Nam trong chuyển đổi: các hướng tiếp cận liên ngành (Tuyển chọn các nghiên cứu từ Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2016), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.212-229. ISBN: 978-604-62-6932-8.
  4. Trưng bày Biển đảo của Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội), Hội thảo khoa học “Khảo cổ học biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và Triển vọng”, Tủ sách khoa học, Nxb Đại học Quốc gia.
  5. Nhà cho thuê: Sự thích ứng sinh kế của người nông dân ở một làng ven đô Hà Nội, in trong “Sinh kế của cư dân vùng châu thổ sông Hồng từ tiếp cận liên ngành”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN:978-604-342-680-9, tr.341-370, năm 2021.

Bài báo

  1. Từ sản xuất nông nghiệp đến kinh doanh nhà trọ: biến đổi sinh kế ở một làng ven đô Hà Nội dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn, Tập 4, số 1b, tr.33-43, tháng 10, 2018.
  2. Thu hồi đất và đất dịch vụ ở Việt Nam đương đại: Nghiên cứu trường hợp làng Gia Trung, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn, 5(1), tr.69-83, 2019.

 

III. Đề tài KH&CN các cấp

  1. Nhà cho thuê – Sự chuyển đổi vốn tự nhiên trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp làng Gia Trung, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội). Đề tài NCKH cấp Trường ĐH KHXH&NV, mã số CS.2018.22, 2019.
  2. Các hình thức chính trị trong đời sống của người dân ở làng ven đô Hà Nội. Đề tài NCKH cấp Trường ĐH KHXH&NV, mã số CS.2021.06, 2021-2022.