CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NHÂN HỌC NĂM 2022
BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: NHÂN HỌC
(Xây dựng theo chương trình đào tạo ban hành năm 2019)
- MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt: Nhân học
- Tiếng Anh: Anthropology
- Mã số ngành đào tạo: 7310302
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân Nhân học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
- Tiếng Việt: Cử nhân ngành Nhân học
- Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Anthropology
- Đơn vị đào tạo: Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Mục tiêu của chương trình đào tạo
- Mục tiêu chung: Đào tạo các Cử nhân ngành Nhân học có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, xã hội và đất nước đối với nguồn nhân lực có trình độ đại học ngành Nhân học trong bối cảnh đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể: Trang bị cho người học những tri thức cơ bản của ngành Nhân học và tri thức liên ngành về con người và các vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, phát triển và bảo tồn ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để đào tạo người học trở thành các nhà nhân học chuyên nghiệp, có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo những tri thức, cách tiếp cận và phương pháp luận của Nhân học vào thực tiễn công việc và cuộc sống.
- Thông tin tuyển sinh
- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
- Chuẩn đầu ra về kiến thức
- Kiến thức chung
- Chuẩn đầu ra về kiến thức
PLO1: Vận dụng được kiến thức về khoa học Lý luận chính trị trong các hoạt động nghiệp vụ và nghiên cứu;
PLO2: Sử dụng được Ngoại ngữ ở trình độ B1 tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gồm ngữ pháp và 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết).
- Kiến thức theo lĩnh vực
PLO3: Áp dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thực hành văn bản, tra cứu, quản lý thông tin trong học tập và nghiên cứu;
PLO4: Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Khoa học Xã hội và Nhân văn vào trong học tập và nghiên cứu;
PLO5: Ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để phân tích, đánh giá các tư liệu khoa học xã hội, thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0.
- Kiến thức của khối ngành
PLO6: Phân tích và lý giải được đối tượng nghiên cứu, lịch sử ra đời và phát triển, các trường phái lý thuyết và các chủ đề cơ bản của Nhân học;
PLO7: Sử dụng được một trong các ngoại ngữ cơ bản phục vụ học tập, nghiên cứu và triển khai công việc;
PLO8: Vận dụng được kiến thức cơ bản của Nhân học vào phân tích và lý giải thực tiễn văn hóa và xã hội con người và triển khai nghiên cứu điền dã dân tộc học.
- Kiến thức của nhóm ngành
PLO9: Vận dụng được phương pháp luận của Nhân học và kiến thức cơ bản của nhóm ngành trong nghiên cứu khoa học và thực hành công việc;
PLO10: Phân tích và đánh giá được các vấn đề cơ bản của các phân ngành nhân học sinh học, khảo cổ học và một số trong các chuyên ngành hẹp của Nhân học, như nhân học chữ viết, nhân học môi trường, nhân học nghệ thuật, nhân học di sản và du lịch để lý giải hành vi của con người trong các bối cảnh văn hóa và xã hội cụ thể.
- Kiến thức ngành
PLO11: Phân tích và đánh giá được các vấn đề ngôn ngữ, các hoạt động sinh kế, các vấn đề phát triển, tôn giáo, tín ngưỡng, y tế, đô thị hóa, các vấn đề nhân học số và hình ảnh ở Việt Nam và trên thế giới;
PLO12: Phân tích và lý giải được các vấn đề cơ bản về tộc người, văn hóa tộc người, tính tộc người, quan hệ tộc người, chính sách dân tộc, và các vấn đề cơ bản trong văn hóa và xã hội Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại;
PLO13: Phân tích và tổng hợp được các vấn đề cơ bản về con người, văn hóa và xã hội con người ở Việt Nam và trên thế giới từ góc nhìn Nhân học;
PLO14: Vận dụng được kiến thức, cách tiếp cận và những kỹ năng của Nhân học vào thực hành nghiên cứu, giảng dạy đại học và giải quyết các vấn đề thực tiễn văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, phát triển và bảo tồn văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới.
- Chuẩn đầu ra về kĩ năng
- Các kỹ năng nghề nghiệp:
PLO15: Vận dụng được các kỹ năng tư duy logic, tư duy hệ thống, tư duy so sánh, tư duy độc lập, tư duy sáng tạo và tư duy phản biện trong nghiên cứu khoa học và phân tích, lý giải thực tiễn văn hóa, xã hội, phát triển, bảo tồn và các chủ đề khác liên quan đến con người;
PLO16: Vận dụng được hệ thống lý luận, phương pháp luận cơ bản của Nhân học và hệ thống công cụ, kỹ năng nghiên cứu điền dã dân tộc học và một số khoa học liên ngành vào giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn liên quan đến con người;
PLO17: Có thể thiết kế nghiên cứu, tổng luận tài liệu nghiên cứu, xây dựng câu hỏi nghiên cứu và triển khai điền dã dân tộc học;
PLO18: Vận dụng được các kỹ thuật cơ bản để xử lý, tổng hợp, phân tích, diễn giải và trình bày tài liệu dân tộc học thành các sản phẩm khoa học chuyên nghiệp;
PLO19: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng phục vụ thuyết minh, thuyết trình, trao đổi và bảo vệ các vấn đề khoa học.
- Các kỹ năng bổ trợ:
PLO20: Vận dụng được các kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng hợp tác và kết nối, các kỹ năng lãnh đạo nhóm, các kỹ năng giao tiếp, thương lượng và các kỹ năng trao đổi khoa học trong nghiên cứu khoa và học và thực hành công việc chuyên môn;
PLO21: Sử dụng được các phần mềm vi tính thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng liên quan đến Nhân học, sử dụng ở mức độ thành thạo Internet và email, biết khai thác các nguồn thông tin, các tài liệu Internet và sử dụng được các thiết bị văn phòng phổ thông khác phục vụ triển khai các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và thực hành nhân học.
- Về phẩm chất đạo đức
4.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân:
PLO22: Có phẩm chất của một nhà nhân học chuyên nghiệp.
4.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:
PLO23: Có tư chất của một nhà nhân học chuyên nghiệp, có quan điểm tương đối luận văn hóa, trung thực và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực hành nhân học.
4.3.3.Phẩm chất đạo đức xã hội:
PLO24: Có phẩm chất chính trị, có ý thức tuân thủ luật pháp, biết sống và làm việc vì cộng đồng, xã hội và đất nước, biết thích nghi và ứng xử phù hợp với các bối cảnh văn hóa và xã hội cụ thể.
- Mức tự chủ và trách nhiệm:
- Có khả năng làm việc và tự chịu trách nhiệm ở mức độ khá độc lập trong triển khai công việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy đại học và thực hành nhân học ở cấp độ cá nhân và nhóm;
- Có ý thức đạo đức nghề nghiệp đối với các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy đại học và thực hành nhân học.
- Cấu trúc chương trình đào tạo
6.1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 135 tín chỉ
– Khối kiến thức chung(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh): 16 tín chỉ
– Khối kiến thức theo lĩnh vực: 29 tín chỉ
+ Bắt buộc: 23 tín chỉ
+ Tự chọn: 06 tín chỉ/18 tín chỉ
– Khối kiến thức theo khối ngành: 27 tín chỉ
+ Bắt buộc: 18 tín chỉ
+ Tự chọn: 09 tín chỉ/45tín chỉ
– Khối kiến thức theo nhóm ngành: 15 tín chỉ
+ Bắt buộc: 09tín chỉ
+ Tự chọn: 06 tín chỉ/27 tín chỉ
– Khối kiến thức ngành: 48 tín chỉ
+ Bắt buộc: 27tín chỉ
+ Tự chọn: 09tín chỉ/24tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 12 tín chỉ
6.2. Khung chương trình đào tạo
Số TT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | Số giờ tín chỉ | Mã số học phần tiên quyết | ||
Lý thuyết | Thực hành | Tự học | |||||
I | Khối kiến thức chung (không bao gồm học phần 7 và 8) |
16 | |||||
1 | PHI1006 | Triết học Mác – Lê nin | 3 | 30 | 15 | ||
2 | PEC1008 | Kinh tế chính trị Mác – Lê nin | 2 | 20 | 10 | PHI1006 | |
3 | PHI1002 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 | 30 | |||
4 | POL1001 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | 20 | 10 | ||
5 | HIS1001 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 | 20 | 10 | ||
6 | Ngoại ngữ B1 | 5 | 20 | 35 | 20 | ||
FLF1107 | Tiếng Anh B1 | 5 | 20 | 35 | 20 | ||
FLF1407 | Tiếng Trung B1 | 5 | 20 | 35 | 20 | ||
7 | Giáo dục thể chất | 4 | |||||
8 | Giáo dục quốc phòng – an ninh | 8 | |||||
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực | 29 | |||||
II.1 | Các học phần bắt buộc (không bao gồm học phần 17) |
23 | |||||
9 | MNS1053 | Các phương pháp nghiên cứu khoa học | 3 | 36 | 9 | ||
10 | THL1057 | Nhà nước và pháp luật đại cương | 2 | 20 | 5 | 5 | PHI1006 |
11 | HIS1053 | Lịch sử văn minh thế giới | 3 | 42 | 3 | ||
12 | HIS1056 | Cơ sở văn hoá Việt Nam | 3 | 42 | 3 | ||
13 | SOC1051 | Xã hội học đại cương | 3 | 39 | 6 | ||
14 | PSY1051 | Tâm lí học đại cương | 3 | 30 | 15 | ||
15 | PHI1054 | Lôgic học đại cương | 3 | 33 | 12 | ||
16 | INT1005 | Tin học ứng dụng | 3 | 15 | 30 | ||
17 | Kĩ năng bổ trợ | 3 | |||||
II.2 | Các học phần tự chọn | 6/18 | |||||
18 | INE1014 | Kinh tế học đại cương | 2 | 20 | 10 | ||
19 | EVS1001 | Môi trường và phát triển | 2 | 26 | 4 | ||
20 | MAT1078 | Thống kê cho khoa học xã hội | 2 | 20 | 10 | ||
21 | LIN1050 | Thực hành văn bản tiếng Việt | 2 | 20 | 10 | ||
22 | LIB1050 | Nhập môn năng lực thông tin | 2 | 20 | 10 | ||
23 | LIT1053 | Viết học thuật | 2 | 20 | 10 | ||
24 | LIT1054 | Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng | 2 | 20 | 10 | ||
25 | ITS1051 | Hội nhập quốc tế và phát triển | 2 | 20 | 10 | ||
26 | POL1053 | Hệ thống chính trị Việt Nam | 2 | 20 | 10 | ||
III | Khối kiến thức theo khối ngành | 27 | |||||
III.1 | Các học phần bắt buộc | 18 | |||||
27 | Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 | 4 | 16 | 40 | 4 | ||
FLH1155 | Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 | 4 | 16 | 40 | 4 | ||
FLH1156 | Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 | 4 | 16 | 40 | 4 | ||
28 | Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 | 5 | 20 | 35 | 20 | ||
FLH1157 | Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 | 5 | 20 | 35 | 20 | FLH1155 | |
FLH1158 | Tiếng Trung cho khoa học xã hội và nhân văn 2 | 5 | 20 | 35 | 20 | FLH1156 | |
29 | MNS1054 | Khởi nghiệp | 3 | 30 | 15 | ||
30 | ANT1100 | Nhân học đại cương | 3 | 39 | 6 | ||
31 | ANT2005 | Lịch sử và các lý thuyết nhân học | 3 | 39 | 6 | ANT1100 | |
III.2 | Các học phần tự chọn | 9/45 | |||||
32 | SOW1101 | Dân số học đại cương | 3 | 39 | 6 | ||
33 | SOW1100 | Công tác xã hội đại cương | 3 | 39 | 6 | ||
34 | SOW1103 | Gia đình học | 3 | 39 | 6 | ||
35 | SOC1101 | Nhập môn xử lý dữ liệu định lượng | 3 | 39 | 6 | ||
36 | PSY2023 | Tâm lí học xã hội | 3 | 30 | 15 | PSY1051 | |
37 | REL1100 | Tôn giáo học đại cương | 3 | 39 | 6 | ||
38 | VNS1108 | Nhập môn Việt Nam học và Khu vực học | 3 | 36 | 9 | ||
39 | TOU2001 | Nhập môn khoa học du lịch | 3 | 30 | 15 | ||
40 | JOU1051 | Báo chí truyền thông đại cương | 3 | 39 | 6 | ||
41 | POL1052 | Chính trị học đại cương | 3 | 36 | 9 | ||
42 | ITS1101 | Thể chế chính trị thế giới | 3 | 30 | 15 | ||
43 | PSY1150 | Tâm lý học phát triển | 3 | 30 | 15 | PSY1051 | |
44 | PSY1154 | Tâm lý học sức khoẻ | 3 | 30 | 15 | PSY1051 | |
45 | SEA1100 | Lịch sử – văn hóa và tư tưởng phương Đông | 3 | 45 | |||
46 | ITS1102 | Lịch sử Quan hệ quốc tế | 3 | 30 | 15 | ||
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành | 15 | |||||
IV.1 | Các học phần bắt buộc | 9 | |||||
47 | ANT1150 | Các phương pháp nghiên cứu nhân học | 3 | 42 | 3 | ANT1100 | |
48 | ANT1152 | Nhân học sinh học | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
49 | HIS2010 | Cơ sở khảo cổ học | 3 | 42 | 3 | ||
IV.2 | Các học phần tự chọn (chọn một trong hai định hướng sau): | 6 | |||||
Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành | 6/12 | ||||||
50 | ANT3017 | Nhân học chữ viết | 3 | 36 | 9 | ANT1100/ANT2002 | |
51 | ANT3028 | Nhân học môi trường | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
52 | ANT3029 | Nhân học nghệ thuật | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
53 | ANT1153 | Nhân học di sản và du lịch | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
Định hướng kiến thức liên ngành | 6/15 | ||||||
54 | SOC1151 | Chính sách xã hội | 3 | 36 | 9 | ||
55 | SOW1102 | Phát triển cộng đồng | 3 | 30 | 15 | ||
56 | PSY2031 | Tâm lý học quản lý | 3 | 30 | 15 | ||
57 | ORS 2005 | Văn hóa, văn minh phương Đông | 3 | 36 | 9 | ||
58 | ITS1103 | Quan hệ đối ngoại Việt Nam | 3 | 30 | 15 | ||
V | Khối kiến thức ngành | 48 | |||||
V.1 | Các học phần bắt buộc | 27 | |||||
59 | ANT2002 | Nhân học ngôn ngữ | 3 | 42 | 3 | ||
60 | ANT3027 | Nhân học kinh tế | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
61 | ANT2004 | Nhân học phát triển | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
62 | ANT3001 | Nhân học tôn giáo | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
63 | ANT3002 | Nhân học y tế | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
64 | ANT3003 | Nhân học về giới | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
65 | ANT3018 | Nhân học đô thị | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
66 | ANT3030 | Nhân học số và hình ảnh | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
67 | ANT1101 | Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
V.2 | Các học phần tự chọn | 9/24 | |||||
68 | ANT3006 | Thân tộc, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
69 | ANT3009 | Văn hóa và xã hội Việt Nam đương đại | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
70 | ANT3010 | Nghiên cứu làng xã ở Việt Nam và một số nước trong khu vực | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
71 | ANT3004 | Tính tộc người và quan hệ tộc người | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
72 | ANT3011 | Các dân tộc Tày – Thái ở Việt Nam | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
73 | ANT3031 | Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ-me ở Việt Nam | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
74 | ANT3007 | Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội ở Việt Nam | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
75 | ANT3032 | Kỹ năng trao đổi khoa học trong Nhân học | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
V.3 | Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp | 12 | |||||
76 | ANT4050 | Niên luận | 2 | 2 | 28 | ANT1100 | |
77 | ANT4059 | Thực tập dân tộc học | 5 | 5 | 5 | 65 | ANT1100 |
78 | ANT4053 | Khóa luận tốt nghiệp | 5 | ANT1100 | |||
Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp | 5 | ||||||
79 | ANT4054 | Một số vấn đề về dân tộc học người Việt | 3 | 36 | 9 | ANT1100 | |
80 | ANT4056 | Các dân tộc ngôn ngữ Việt -Mường ở miền núi Việt Nam | 2 | 26 | 4 | ANT1100 | |
Tổng cộng | 135 |
Ghi chú: Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào số tín chỉ của chương trình đào tạo nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.