Chiến lược phát triển Khoa đến năm 2030, tầm nhìn 2045

0 Comments

Dựa trên lịch sử hình thành và phát triển của Khoa Nhân học, kết hợp với Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý giáo dục của Khoa. Ban Chủ nhiệm và toàn thể cán bộ, giảng viên đã xây dựng nên chiến lược phát triển của Khoa Nhân học đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
1. Quan điểm
– Xác định Khoa là trung tâm truyền cảm hứng Nhân học, khẳng định vị thế là một trong những trung tâm Nhân học hàng đầu Việt Nam và khu vực
– Khoa kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đào tạo các nhà nhân học chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn và uy tín xã hội
– Xây dựng Khoa thành một trung tâm mạnh về lý luận, phương pháp luận, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng nhân học
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển Khoa thành một trung tâm Nhân học có uy tín, xác lập vị thế khu vực, hội nhập sâu với thế giới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Phát triển Khoa thành một trung tâm truyền cảm hứng Nhân học ở Việt Nam và khu vực, kết nối Nhân học Việt Nam với Nhân học trong khu vực và trên thế giới
– Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, ngoại ngữ tốt, kiến tạo nhiều sản phẩm khoa học chất lượng cao, năng động trong phục vụ cộng đồng; xây dựng đội ngũ cán bộ hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo có chuyên môn tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với Khoa.
– Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khoa học Nhân học ở ba trình độ thông qua tăng cường quốc tế hóa và gắn kết với thực tiễn Việt Nam, khu vực
– Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học hàn lâm và ứng dụng về các vấn đề cơ bản của Nhân học, các vấn đề có tính thời sự và chiến lược của đất nước, các vấn đề thiết yếu phục vụ sự phát triển của Khoa và ngành Nhân học ở Việt Nam, đóng góp các nghiên cứu có tính gốc vào nền Nhân học thế giới; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu tư vấn chính sách cho các cơ quan Đảng và Nhà nước ở trung ương và địa phương.
3. Nhiệm vụ trọng tâm
3.1. Tổ chức, đội ngũ cán bộ
– Duy trì cơ cấu 3 bộ môn tập trung vào các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế và phát triển ở Việt Nam và khu vực
– Tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và chuyên viên hỗ trợ có trình độ, tâm huyết, có trách nhiệm vì sự phát triển bền vững của Khoa. Bổ sung đội ngũ giảng viên lên 18 người trên cơ sở thu hút các nhà nhân học được đào tạo bài bản về chuyên môn, có ngoại ngữ tốt và có những phẩm chất phù hợp với sự nghiệp giáo dục nhân học. Đồng thời, phát triển đội ngũ cán bộ kiêm nhiêm, tăng cường sự cộng tác của các nhà nhân học và khoa học xã hội trong nghiên cứu và đào tạo Nhân học ở Khoa.
3.2. Đào tạo
– Xác lập vị thế cao hơn của khoa Nhân học trong hệ thống các cơ sở đào tạo Nhân học ở khu vực
– Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo theo hướng quốc tế hóa, đáp ứng các tiêu chuẩn của khu vực và các nước phát triển, đẩy mạnh tính liên thông và liên kết với các chương trình đào tạo nhân học ở khu vực Đông Nam Á và thế giới.
– Xây dựng các chương trình song bằng và các chương trình trao đổi với các đại học có danh tiếng ở khu vực và trên thế giới
3.3. Nghiên cứu khoa học
– Tập trung và đẩy mạnh các hướng nghiên cứu làm rõ các vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế và phát triển của đất nước và các cộng đồng trong khu vực
– Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án khoa học cơ bản và ứng dụng đáp ứng yêu cầu quốc gia
– Kiến tạo các sản phẩm khoa học có chất lượng cao, đẩy mạnh công bố quốc tế, các sản phẩm ứng dụng phục vụ trực tiếp các yêu cầu quốc gia và cộng đồng.
3.4. Hợp tác và phát triển
– Tiếp tục hợp tác có hiệu quả với các đối tác trong khu vực và quốc tế
– Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động hợp tác với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan chuyên môn, cũng như cá nhân các nhà khoa học trong các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy
– Tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác với các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế
3.5. Cở sở vật chất
– Tăng cường và hiện đại hóa cơ sở vật chất, thư viện và các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy.
– Đề xuất các dự án đầu tư từ các nguồn kinh phí công và tư nhằm hiện thực hóa thế mạnh ứng dụng của Nhân học, như Nhân học số, Nhân học hình ảnh, Nhân học di sản, Nhân học du lịch, Nhân học giới, v.v.
4. Giải pháp chủ yếu
4.1. Giải pháp về tổ chức, cán bộ
– Phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, cán bộ khoa học trình độ cao phù hợp với tiêu chí đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo từ các nguồn tự đào tạo, và từ các nguồn trong nước và ở nước ngoài
– Đẩy mạnh xây dựng môi trường truyền cảm hứng Nhân học, coi trọng, ghi nhận và đãi ngộ thích đáng sự đóng góp của đội ngũ cán bộ cho sự phát triển của Khoa
– Kiến tạo những điều kiện cần thiết để đội ngũ cán bộ Khoa phát triển về chuyên môn, quản lý và phục vụ cộng đồng.
4.2. Giải pháp về đào tạo
– Định kỳ đổi mới các chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo Nhân học theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
– Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, ưu tiên xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng liên kết, liên thông với các trường đại học có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương.
– Đẩy mạnh các chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên với các trường đại học trên thế giới.
– Hỗ trợ sinh viên đại học và sau đại học tham gia các đề tài nghiên cứu của giảng viên
– Phát triển hệ thống học liệu theo hướng hiện đại, số hóa phục vụ trực tiếp việc giảng dạy các học phần
– Tăng cường truyền thông dựa trên các nền tảng số để quảng bá các chương trình đào tạo của Khoa.
4.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
– Xây dựng mạng lưới kết nối Khoa với các đơn vị khoa học trong và ngoài nước; tăng cường quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các hiệp hội và tổ chức về văn hóa, dân tộc và khoa học công nghệ.
– Bổ sung học liệu tiếng Anh; chia sẻ thông tin về cơ sở dữ liệu mở (e-resource/database) giữa các giảng viên và với nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên để khai thác triệt để hệ thống tài liệu quốc tế.
– Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, công bố khoa học ở trong nước và công bố quốc tế.
– Duy trì và nâng cao hiệu quả chuỗi seminar khoa học thường kỳ của Khoa với những chủ đề trọng tâm, dựa trên sự có mặt của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế tại Hà Nội.
4.4. Giải pháp về hợp tác và phát triển
– Khai thác tối đa sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế và trong nước hiện có
– Xây dựng mới một số chương trình hợp tác nghiên cứu, tư vấn chính sách và cộng đồng, trao đổi sinh viên/giảng viên
– Phối hợp với các tổ chức, cơ quan và cá nhân tổ chức các hội thảo khoa học về các chủ đề đáp ứng yêu cầu công bố quốc tế, ứng dụng chính sách, hỗ trợ đào tạo, v.v.
– Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế và các chuyên gia quốc tế hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu, công bố, giảng dạy của cán bộ Khoa.
4.5. Giải pháp về cơ sở vật chất
– Đề nghị Nhà trường bổ sung và nâng cấp cơ sở vật chất các phòng seminar/họp phục vụ hiệu quả các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và hợp tác của Khoa
– Khai thác các nguồn kinh phí bổ sung một số trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và truyền thông