CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NHÂN HỌC HỆ 2019

0 Comments

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NHÂN HỌC HỆ CHUẨN

 (Ban hành theo Quyết định số : 4433/QĐ-XHNV, ngày 27 tháng 11 năm 2019

của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

 

Đơn vị cấp bằng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)
Đơn vị đào tạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)
Đơn vị kiểm định đánh giá  

Đại học Quốc gia Hà Nội

Tên văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp Cử nhân ngành Nhân học

The Degree of Bachelor in Anthropology

Tên ngành đào tạo Tiếng Việt: Nhân học

Tiếng Anh: Anthropology

Mã số ngành đào tạo: 7310302

Mục tiêu chương trình đào tạo Mục tiêu chung: Đào tạo các Cử nhân ngành Nhân học có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, xã hội và đất nước đối với nguồn nhân lực có trình độ đại học ngành Nhân học trong bối cảnh đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể: Trang bị cho người học những tri thức cơ bản của ngành Nhân học và tri thức liên ngành về con người và các vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, phát triển và bảo tồn ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để đào tạo người học trở thành các nhà nhân học chuyên nghiệp, có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo những tri thức, cách tiếp cận và phương pháp luận của Nhân học vào thực tiễn công việc và cuộc sống.

CĐR 1.      Chuẩn đầu ra về kiến thức

1.1.         Kiến thức chung

– Vận dụng được kiến thức về khoa học Lý luận chính trị trong các hoạt động nghiệp vụ và nghiên cứu;

– Sử dụng được Ngoại ngữ ở trình độ B1 tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gồm ngữ pháp và 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết).

1.2.         Kiến thức theo lĩnh vực

– Áp dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thực hành văn bản, tra cứu, quản lý thông tin trong học tập và nghiên cứu;

– Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Khoa học Xã hội và Nhân văn vào trong học tập và nghiên cứu;

– Ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để phân tích, đánh giá các tư liệu khoa học xã hội, thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0.

1.3.         Kiến thức của khối ngành

–       Phân tích và lý giải được đối tượng nghiên cứu, lịch sử ra đời và phát triển, các trường phái lý thuyết và các chủ đề cơ bản của Nhân học ;

–       Sử dụng được một trong các ngoại ngữ cơ bản phục vụ học tập, nghiên cứu và triển khai công việc;

–       Vận dụng được kiến thức cơ bản của Nhân học vào phân tích và lý giải thực tiễn văn hóa và xã hội con người và triển khai nghiên cứu điền dã dân tộc học.

1.4.         Kiến thức của nhóm ngành

1.2.Vận dụng được phương pháp luận của Nhân học và kiến thức cơ bản của nhóm ngành trong nghiên cứu khoa học và thực hành công việc;

1.3.Phân tích và đánh giá được các vấn đề cơ bản của các phân ngành nhân học sinh học, khảo cổ học và một số trong các chuyên ngành hẹp của Nhân học, như nhân học chữ viết, nhân học môi trường, nhân học nghệ thuật, nhân học di sản và du lịch để lý giải hành vi của con người trong các bối cảnh văn hóa và xã hội cụ thể.

1.5.         Kiến thức ngành

–       Phân tích và đánh giá được các vấn đề ngôn ngữ, các hoạt động sinh kế, các vấn đề phát triển, tôn giáo, tín ngưỡng, y tế, đô thị hóa, các vấn đề nhân học số và hình ảnh ở Việt Nam và trên thế giới ;

–       Phân tích và lý giải được các vấn đề cơ bản về tộc người, văn hóa tộc người, tính tộc người, quan hệ tộc người, chính sách dân tộc, và các vấn đề cơ bản trong văn hóa và xã hội Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại;

–       Phân tích và tổng hợp được các vấn đề cơ bản về con người, văn hóa và xã hội con người ở Việt Nam và trên thế giới từ góc nhìn Nhân học;

–       Vận dụng được kiến thức, cách tiếp cận và những kỹ năng của Nhân học vào thực hành nghiên cứu, giảng dạy đại học và giải quyết các vấn đề thực tiễn văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, phát triển và bảo tồn văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới.

2.      Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1.         Các kỹ năng nghề nghiệp:

­   Vận dụng được các kỹ năng tư duy logic, tư duy hệ thống, tư duy so sánh, tư duy độc lập, tư duy sáng tạo và tư duy phản biện trong nghiên cứu khoa học và phân tích, lý giải thực tiễn văn hóa, xã hội, phát triển, bảo tồn và các chủ đề khác liên quan đến con người;

­   Vận dụng được hệ thống lý luận, phương pháp luận cơ bản của Nhân học và hệ thống công cụ, kỹ năng nghiên cứu điền dã dân tộc học và một số khoa học liên ngành vào giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn liên quan đến con người;

­   Có thể thiết kế nghiên cứu, tổng luận tài liệu nghiên cứu, xây dựng câu hỏi nghiên cứu và triển khai điền dã dân tộc học;

­   Vận dụng được các kỹ thuật cơ bản để xử lý, tổng hợp, phân tích, diễn giải và trình bày tài liệu dân tộc học thành các sản phẩm khoa học chuyên nghiệp;

­   Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng phục vụ thuyết minh, thuyết trình, trao đổi và bảo vệ các vấn đề khoa học.

2.2. Các kỹ năng bổ trợ:

­   Vận dụng được các kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng hợp tác và kết nối, các kỹ năng lãnh đạo nhóm, các kỹ năng giao tiếp, thương lượng và các kỹ năng trao đổi khoa học trong nghiên cứu khoa và học và thực hành công việc chuyên môn;

­   Sử dụng được các phần mềm vi tính thông dụng và một số phần mềm chuyên dụng liên quan đến Nhân học, sử dụng ở mức độ thành thạo Internet và email, biết khai thác các nguồn thông tin, các tài liệu Internet và sử dụng được các thiết bị văn phòng phổ thông khác phục vụ triển khai các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và thực hành nhân học.

3.      Về phẩm chất đạo đức

3.1.Phẩm chất đạo đức cá nhân: Có phẩm chất của một nhà nhân học chuyên nghiệp.

3.2.Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Có tư chất của một nhà nhân học chuyên nghiệp, có quan điểm tương đối luận văn hóa, trung thực và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực hành nhân học.

3.3.Phẩm chất đạo đức xã hội: Có phẩm chất chính trị, có ý thức tuân thủ luật pháp, biết sống và làm việc vì cộng đồng, xã hội và đất nước, biết thích nghi và ứng xử phù hợp với các bối cảnh văn hóa và xã hội cụ thể.

4.      Mức tự chủ và trách nhiệm:

­   Có khả năng làm việc và tự chịu trách nhiệm ở mức độ khá độc lập trong triển khai công việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy đại học và thực hành nhân học ở cấp độ cá nhân và nhóm;

­   Có ý thức đạo đức nghề nghiệp đối với các hoạt động nghiên cứu, giảng dạyđại học và thực hành nhân học.

Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp Nhóm 1: nghiên cứu viên và giảng viên có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người, thực hành phát triển và bảo tồn ở các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, v.v.

Nhóm 2: viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng và hệ thống chính quyền Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của Nhân học, v.v.

Nhóm 3: cán bộ tư vấn và thực hành nhân học có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điền dã dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng quy mô nhỏ và trung bình có liên quan đến tri thức, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của Nhân học.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp Người có bằng Cử nhân ngành Nhân học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có khả năng tiếp tục theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ Nhân học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn tạicác cơ sở giáo dục đại học ở trong nước và nước ngoài.

 

Chuẩn đầu vào Trước 2015, hình thức tuyển sinh được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa trên kết quả của kỳ thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng. Từ 2015, hình thức tuyển sinh được thực hiện theo quy định của ĐHQGHN dựa trên kết quả của kỳ thi ĐGNL, với điểm điều kiện là kết quả của kỳ thi THPT quốc gia.
Chiến lược giảng dạy, học tập và đánh giá  

Lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng giảng dạy làm mục tiêu chính”

Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo – SV sau khi nhập học được giới thiệu về toàn bộ khung chương trình đào tạo, đồng thời SV cũng được hướng dẫn đăng ký học phần.

– Trên cơ sở các chương trình đào tạo đã được phê duyệt, tiến trình đào tạo theo từng học kỳ của từng khóa học được Khoa xây dựng và được Nhà trường thông qua. Tiến trình đào tạo được phổ biến đến SV. SV dựa trên định hướng của tiến trình đào tạo đê đăng ký học phần cho từng khóa học phù hợp với điều kiện cá nhân. Trợ lý đào tạo của khoa và cố vấn học tập của các lớp hỗ trợ SV trong quá trình học tập.

– Các Bộ môn của Khoa phân công giảng viên giảng dạy theo kế hoạch học tập của năm học và đề xuất hình thức thi. Trên cơ sở đó, Trưởng khoa đề xuất Nhà trường quyết định hình thức thi.

– Sau khi hoàn thành toàn bộ học phần thuộc các khối kiến thức trong chương trình đào tạo, SV sẽ được Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ký quyết định cấp bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Nhân học.

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo 135 TC
Hình thức học tập Chính quy
Ngôn ngữ sử dụng Tiếng Việt (Tiếng Anh)
Thời gian đào tạo 4 năm
Ngày tháng phát hành/ chỉnh sửa của chương trình đào tạo Ban hành theo Quyết định số : 4433/QĐ-XHNV, ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nơi phát hành/ban hành Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn